Saturday, September 20, 2014

Quê Hương Ngày Đó



Bố rời làng Quan Phố, Duy Tiên Hà Nam vào năm 1943, khi tôi về làng củ của Bố, nhìn tấm bia, trên mộ của ông Nội mất năm 1935, lúc ông Nội mất, bố chỉ mới 11 tuổi và 8 năm sau đó, năm 1943, bố rời làng ra đi vào Nam, lúc ấy bố mới 19 tuổi hai năm sau 1945, bố mới đến tận trong nam và định cư tại đây.

70 năm sau, kể từ ngày Bố rời làng Quan Phố, Duy Tiên Hà Nam và bây giờ tôi củng vừa tròn 60 tuổi lần đầu tiên về lại quê hương của Bố thật xúc động vô cùng, những ngày lớn lên tôi thường nghe bố nhắc đến, củng như ngày xưa, tôi đã nhìn thấy 1 tấm ảnh của bác Phái treo trong Album của hình gia đình, bố thường nhắc về quê hương tổ tiên miền Bắc, chinh chiến tràn lan và đất nước chia đôi năm 1954, đường về quê của bố và mẹ tôi bây giờ thật xa vời vợi.

Hồi còn bé, thỉnh thoãng tôi được nhìn những tấm bưu thiếp gữi đi từ quê bố từ Hà Nam và quê mẹ ở Quảng Bình, sau đảo chánh Tổng thống Diệm năm 1963, không còn thấy bưu thiếp nửa.
Quê của bố và mẹ đều nằm bên kia vĩ tuyến 17 và từ đó tôi không biết bố liên lạc gia đình và trao đổi tin tức nhau bằng cách nào ?  khi lớn lên tôi chỉ biết duy nhất một người Cô, em ruột của Bố ở Gò vấp là cô Vạn, cô di cư vào Nam năm 1954, và người Chị con chú bác ở Thủ Đức là Chị Bền, về phía mẹ chỉ có một người chú của Mẹ mà chúng tôi gọi là ông Ngoại, một người chị em bạn gì với mẹ ở Mủi Né còn những bà con ruột thịt khác hầu như là những người bà con xa nhưng khi vào Nam, gia đình thường lui tới nên thân thiện và coi như ruột thịt.
Những câu chuyện về bà con và gia đình, máu mủ, những ước mơ từ thưở còn bé, ao ước được Ông Bà ôm vào lòng kể chuyện cổ tích, hầu như không có trong tôi, củng như chú, bác, cậu, gì, ít bao giờ nhắc đến, khi lớn lên cuộc chiến càng ngày càng leo thang, viễn ảnh nối liền cầu Bến Hải, có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra trong đời sống của mình nên đường về quê Nội và quê ngoại xa vời vợi hầu như không bao giờ liên tưỡng hoặc nghĩ đến.
Khi viếng Mộ bà Nội lần đầu, tấm bia quá lâu, không đọc được năm của bà mất, trước đây hơn một năm, Công em trai có về quê Nội và rất quý mến tình cảm gia đình của mọi người Công đã gặp, làm lòng tôi càng thêm nao nức cho chuyến đi.

Khi đến sân bay Nội Bài, cháu Sơn, cháu đích tôn của Bác Phái ra đón và cháu nhận ra tôi ngay, ở cổng đón thân nhân, sau này cháu cho biết, cháu đã gặp tôi năm 92 trong nhà cô Vạn ở Gò Vấp, và có một lần cháu bị bệnh sốt làm kinh và tôi cho mấy viên thuốc màu đỏ, cháu uống xong và khỏi hẵn, thật sự đến bây giờ không nhớ thuốc ấy là thuốc gì ? và Cháu thì nhớ mãi cho đến ngày hôm nay, lúc ấy Sơn chỉ là một cậu bé con, bây giờ thì đã là một người đàn ông trung niên và có cơ sở làm ăn vững chải.
Đoạn đường từ Hà Nội về Hà Nam là 60 cây số chỉ hơn một giờ lái xe mà sao dài thế, thời gian như ngừng lại và qua đi thật chậm và cảm giác lúc này thật xúc động khi nhìn lại quê hương của Bố và hình dung được những ngày tháng qua, những ngày chiến tranh khói lữa, cứ mỗi nơi đến, Sơn giải thích những địa danh và âm thanh nghe quen thuộc vô cùng, những địa đã nghe và thấy  trên sách vở, trên âm nhạc, trên hình ảnh internet và nhất là những địa danh còn lưu lại trong tâm tưỡng của khói đạn bom, một thời chiến tranh đã đi qua.
Con đường quốc lộ 1A từ Hà Nội về Hưng Yên, đi ngang qua địa phận Hà Nam, từ xa  có thể nhìn thấy cổng làng Quan Phố, lòng thật là bồi hồi khó tả và Sơn hứa ngày mai sẻ cùng anh chị Ninh đưa đi thăm mộ tổ tiên và về làng củ thăm bà con, làng Quan Phố, Duy Tiên, Hà Nam cách Hưng Yên chỉ một con sông và bên bồi bên lở, quang cảnh bên đường cây xanh um, những quãng chân trời xa rộng của sông Hồng, những khoãng chiều ngang của sông thật rộng và tĩnh mịch.
Qua những khoãng đồng quê và xe vào thành phố và củng vừa đổ đến trước nhà, anh chị Ninh các con, cháu, đã có mặt tại đây từ lúc nào, đầy đủ thật xúc động vô cùng, những bà con máu mủ, ruột thịt, họ hàng quê của bố và bây giờ, tôi đã 60 tuồi, trở về thăm quê bố lần đầu, cảm giác thật xúc động và khó tả vô cùng.

Bố tôi rời quê Quan Phố, Hà Nam tính đến nay đã gần 70 năm, khung cảnh làng quê vẫn êm ả, đời sống vẫn tiếp tục anh em chúng tôi quay quần nhau ở phòng khách vui mừng trò chuyện, một chốc sau có anh Phú là con trai trưởng của Bác Phái đến, hai lít rượu đế đã hiện diện ngay trên bàn chờ đón người xa về, chị Ninh cùng các con cháu lăng xăng làm cơm, những món ăn chính danh nơi miền Bắc và là bửa cơm sum họp gia đình quê bố lần đầu tiên, thật sung sướng và vui mừng vô cùng, không khí hôm nay lành lạnh, bên ngoài mưa phùn bay lất phất, bây giờ là mùa đông và còn 5 ngày nửa là Noel, ngày hôm qua lúc còn ở Phan Thiết tôi có điện thoại nói chuyện với anh Ninh và hỏi anh đề nghị một vài món quà biếu cho các bà con trong gia đình khi thăm viếng và luôn tiện hỏi thăm thời tiết để mang hành lý, vì mỗi người xách tay lên phi cơ chỉ được 7 kí lô, cho đường bay nội địa. khi nghe thời tiết ấm áp tôi chỉ mang những áo quần mõng và nhẹ. Lúc đến Hà Nội ngày hôm sau thời tiết thay đổi, trời trở lạnh buốt, buổi tối hôm ấy khi đến nhà anh Phú ăn giổ, phải mượn cháu Sơn một áo gió để mặc, không khí lạnh, mới đúng cái lạnh mùa đông miền Bắc, cơm nước xong thay vì nghỉ trưa, chúng tôi băng qua đường thăm chị Quý, chị là con Cả của Bác Phái và nhà chị ở ngay phía trước nhà anh Ninh, Chị Quý có nét mặt giống cô Vạn như đúc có điều chị thấp hơn cô một tí. Chiều hôm ấy chúng tôi tranh thủ ra chợ Hưng Yên mua một ít trái cây và sau đó ghé qua nhà anh Phú ăn giổ, đường vào nhà anh Phú những bức tường phủ rong rêu, căn nhà anh Phú cây cối xanh um phía sân bên phải nhà có nuôi gà và cạnh đó là sân nuôi vịt. những khoảng sân trồng rau, xanh um, thật đúng cảnh của làng quê.

Hôm nay ngày giổ, các con cháu và các chị phụ giúp nấu thức ăn, các em nhỏ chơi đùa vui vẻ, hình ảnh tạo một bức tranh nhộn nhịp và vui vẻ vô cùng, buổi chiều các chàng con trai và con rể đi làm về tề tựu đầy đủ thật vui, trong bửa ăn anh Ninh giới thiệu mọi người, một đoạn ngắn Video quay vội trong hoàn cảnh thiếu ánh sáng nhưng âm thanh và hình ảnh linh động quây quần bên nhau thật ấm cúng vô cùng, không khí gia đình từ lâu vắng bóng nay lại trở về thật đầm ấm và nhẹ nhàng rồi sẻ ở lại mãi mãi, thật là một buổi tối vui và sum họp gia đình, như anh Ninh có nói gần 40 năm, mới có dịp sum họp như thế này.

Tối hôm đó về lại nhà anh chị Ninh và nghỉ đêm sáng hôm sau sẻ về thăm quê và mộ phần ông bà tổ tiên, buổi sáng chúng tôi thức dậy sớm đi ăn sáng, bún thang Hưng Yên, trên bàn ăn, đã có sẳn những cái ly nhỏ dùng cho nhâm nhi ly rượu đế, sau bửa ăn  chúng tôi đi uống cafe, Chị Ninh đi mua một ít quà vặt, củng như bông hoa và nhang đi thăm mộ và chúng tôi lên đường.

Nơi ghé đầu tiên là mộ phần ông Nội, khu đất này chỉ có 2 phần mộ. Phía trên là phần mộ của một gia đình và phần mộ phía dưới là phần mộ của Ông chúng tôi trên tấm bia ghi Phần Mộ Ông Phạm Văn Nghị tạ thế ngày 20 tháng 5 năm 1935 chúng tôi dọn dẹp sạch sẻ chung quanh. Chị Thái cắm những hoa hồng đỏ thật đẹp và anh em chúng tôi thắp nhang và khấn vái ông Nội, thật xúc động không ngờ có ngày về lại cố hương và thăm lại mộ phần của Ông Bà Tổ Tiên, sau khi thăm mộ Ông Nội xong, chúng tôi lái xe qua một khu nghĩa trang khác, thăm phần mộ Bà Nội và Cụ Cố tấm bia Bà Nội đã củ, phai nhạt và không thấy ghi năm tháng Bà mất, chúng tôi dọn dẹp và cắm hoa sau đó anh em cùng khấn vái tổ tiên, và cầu nguyện an bình cho mọi người trong gia đình, con cháu các Cụ, sau khi viếng mộ Ông Bà xong chúng tôi về làng thăm Bác Vinh và bà con trong làng. 

Con đường vào làng cây cối xanh um và thẳng hiu, bức tường thành bên đường đi, rêu xanh phủ trên những vách xi măng, Chị Câm con Bác Vinh hình như đã biết tin, chị rất vui mừng và chạy lăn xăng khi xe đổ trước cổng nhà chị là người đầu tiên chúng tôi gặp, sau đó chị cùng chúng tôi vào thăm Bác Vinh.

Bác là chị cả của Bố năm nay Bác 102 tuổi, bác sinh năm 1910 căn nhà này trong khu đất rộng một căn nhà lớn ngay chính giữa, đối diện với nhà lớn là một hồ chứa nước mưa, phía bên phải một căn nhà dùng làm nhà bếp, phía bên trái là 2 căn phòng, một phòng của Bác Vinh, một phòng kế bên và cuối là căn phòng nhỏ giống như khu vực nấu ăn, mấy cục đá kê dùng làm bếp nấu củi.
 
Chị Ninh đưa một số tiền mặt cho người con dâu của Bác Vinh và dặn dò chăm sóc Bà, lúc chúng tôi đến thăm bà khóc mừng và bảo nấu cơm cho chúng tôi ăn, khi anh em chúng tôi ở phía ngoài nói chuyện, một chốc thấy bà ra khỏi giường và ngồi trước cửa phía trước phòng bà và tiếp tục khóc kể lể, bà nói không được nhiều nên khóc cũng là cách diễn đạt những gì bà muốn nói đến mọi người, trước khi ra về tôi và chị Câm chụp một vài tấm hình lưu niệm nơi căn nhà của chị ấy.

Rời nhà bác Vinh, chúng tôi lên đường qua thăm bác Thản, bác năm nay đã 92 tuổi nhưng rất khỏe và minh mẩn, mỗi khi hỏi đến ai và dữ kiện nào Bác cho biết năm nào, tháng nào và ngày nào, bác thật khỏe không thể nào đóan bác đã 92, gia đình bác con cháu rất tươm tất và bác Vinh trong làng quê thì nghèo hơn.
  
Sau chuyến viếng thăm bác Thản, chúng tôi về ngang qua Hưng Yên để Phú con cô Vạn về quê Chú Đại, buổi trưa hôm ấy chúng tôi nhận được tin cô Vạn mất vào lúc 12:23 / 20.12.2012 cũng vừa lúc thăm xong mộ tổ tiên và bà con dưới quê của Bố.

Cô Vạn em kế của Bố

Chúng tôi trở về nhà anh Ninh, tìm chuyến bay về Sàigon, trong lúc Phú về thăm quê Chú Đại, chiều hôm ấy chúng tôi đổi được vé máy bay và 6 giờ chiều chuẩn bị lên đường đi phi trường Nội Bài và cũng tranh thủ thăm chị Đông em gái của anh Ninh trên đường ra phi trường, Cháu Họat con trai lớn của anh Ninh lái xe đưa chúng tôi ra phi trường Nội Bài, chúng tôi cố gắng đi sớm để có chút ít thì giờ ghé vào trung tâm Hà Nội, trên đường đi hơn tiếng đồng hồ, chú cháu có dịp tâm sự và trao đổi nhau kinh nghiệm của cuộc sống, thật thích thú vô cùng, trước khi đến Hồ Hòan Kiếm, cháu đã nhanh trí, hẹn với người bạn tại Hồ Hòan Kiếm chổ đậu xe và chúng tôi dùng xe máy thăm viếng Di tích lịch sử và chụp hình, một số nơi đã đến như Hỏa Lò ( Hanoi Hilton) cũng như nhà Thờ Đức Bà và Nhà Hát Lớn thành phố, một số khu vực trung tâm thành phố cấm di chuyển xe SUV nên việc xử dụng xe máy thật tiện lợi vô cùng, khõang 30 phút sau chúng tôi hẹn nhau tại một nhà hàng gần Hồ Hòan Kiếm và ăn cơm tối trước khi lên phi trường, bửa cơm thật ngon vì ai củng đói và những ly beer cụng nhau khi nâng ly và hẹn ngày tái ngộ, buổi gặp gở tuy ngắn vì thời gian gấp rút vì chúng tôi phải lên phi trường cho kịp chuyến bay nhưng mang lại nhiều lưu luyến.

Chúng tôi về đến Gò Vấp vào lúc nữa đêm và 6 giờ sáng hôm sau liệm, Cô Vạn, 3 ngày sau, ngày Noel 24.12 là đám tang của Cô. Ngày 26.12 là ngày mở cửa mả cho cô Vạn và anh em chúng tôi củng tranh thủ giao kèo xây mộ cho Cô.
khi về đến Hoa Kỳ việc xây mộ cho Cô Vạn cũng vừa hòan tất, tôi trở về Hoa Kỳ tối ngày 30 tháng 12, một ngày thật cuối năm của năm 2012.


Khúc Hát Sông Quê / Anh Thơ




Khúc Hát Sông Quê

Qua nửa đời phiêu dạt con lại về úp mặt vào sông quê
Ơi con sông dạt dào như lòng mẹ,
Chở che con qua chớp bể mưa nguồn.
Từng hạt phù sa tháng ba tháng bảy,
Từng vị heo may trên má em hồng.
Ơi con sông quê con sông quê,
Ơi con sông quê con sông quê.
Sông còn nhớ chăng như ta ngồi ngóng mẹ
Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng.
Con cá dưới sông cây trồng trên bãi
Lúa gặt rồi còn để lại rơm thơm
Cùng một bến sông con trâu đằm sông dưới
Bầy trẻ thơ tắm mát dưới thượng nguồn
Một dòng sông xanh chảy mãi đến vô cùng.

Bài Hát Yêu Thích

!.♥ Ngày ấy bên bờ sông la a nghe câu hò vĩ dặm để một đời a đi xa,để ngàn lần a nhớ mãi,ngày ấy con đò đưa tiễn,một người lữ khách qua sông người ơi sao mà sâu nặng.câu thương câu đợi câu chờ
!.♥ Nay a trở về bên dòng sông la con đò vẫn nguyên dòng sông còn đó,câu hò quê mình mộc mạc mà thương,ngày xua a mang đi khắp nẽo đường.câu hò vĩ dặm cho a đầy mơ ước
!.♥ Nay a trở về bên dòng sông la con đò vẫn nguyên dòng sông còn đó,câu hò quê mình mộc mạc mà thương ngày xưa a mang đi khắp nẽo đường,câu hò vĩ dặm a thương a thương trọn đời
!.♥ Cay gừng muối mặn đừng quên người ơi................

Tro Ve Dong Song Tuoi Tho
 
Nhớ Hà Nội
 


đêm nay đối bóng mình ta uống
rượu cũng hình như có lệ pha
đất trích Tầm Dương đưa tiễn bạn
ngàn sau còn lại khúc Tỳ Bà
xa quê mới chỉ vài trăm dặm
Bạch Lạc Thiên lòng đã xót xa
ta nhớ bỗng dưng mà nhớ quá
chùa khuya chuông đổ tiếng ngân nga...
tiếng ai chào hỏi bên hàng xóm ?
những luống hoa tươi mận Ngọc Hà
nhớ chợ Ðồng Xuân, hồ Bẩy Mẫu
em ơi, em nhớ mách giùm ta
liệu đê Yên Phụ khi trăng tỏ
vạt áo tình nhân vẫn thướt tha ?
nhiều lúc đi qua vườn Bách Thảo
tóc ai có đẫm ánh trăng ngà ?
mùa xuân mỗi độ hoa đào nở
lòng rộn ràng chăng trận Ðống Ða ?
Thê Húc, Ngọc Sơn chiều chủ nhật
Hồ Gươm, ghế đá tiếng rao quà
em về Hàng Bột, Khâm Thiên hỏi :
những bạn bè quen có nhớ ta ?
em tới Bạch Mai, ra phố Huế
mùa xuân còn vẳng khúc hùng ca
gầm cầu những kẻ nghèo xơ xác
Phúc Xá còn chăng cảnh lúc xưa
em trả lời giùm, tôi muốn hỏi
hỏi bao nhiêu nữa, cũng không vừa
mà thôi ! hãy để tôi thương nhớ
đầu bạc dù cho mái tóc thưa
Hà Nội của ta ngày trẻ lại
đường xa lòng vẫn thấy không xa


 Hà Thượng Nhân

Saturday, April 12, 2014

Chia Buồn cùng gia đình chị Đông

 Phu Quân chị Đông


 Phú, Hòa, Anh Ninh và Anh Chị Đông

Cháu Hoạt đang đổ xăng đi Nội Bài

Thursday, April 10, 2014

Thanh Minh Tảo Mộ (Tạ Mộ)

Anh Vũ An Ninh (Quan phố, Duy Tiên, Hà Nam) 

đang chuẩn bị nghi thức cúng tổ tiên

Tết Thanh minh và tục tảo mộ của người Việt



Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, từ xa xưa Tết Thanh minh đã trở thành lễ hội quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của biết bao người Việt Nam trong và ngoài nước.

Thanh minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.

Con cháu dù làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này
 để tưởng nhớ tổ tiên và sum họp với gia đình.


Tết Thanh minh mang ý nghĩa cội nguồn, nhắc chúng ta không quên hướng về quê cha đất tổ. Người dân nhiều nơi kết hợp Tết Thanh minh với Tết Hàn thực, tức ngày bánh trôi bánh chay, được tổ chức vào ngày 3 tháng Ba âm lịch. Tuy nhiên, trên thực tế Tết Thanh minh đi theo quy luật vận hành của mặt trời - lịch dương, chứ không theo lịch mặt trăng - lịch âm, thường rơi vào ngày 4 hoặc ngày 5 của tháng Tư dương lịch.
Phong tục làm cỏ các phần mộ (lễ tảo mộ), sửa sang, thắp hương, đặt hoa quả thành kính tưởng nhớ ông bà tổ tiên là những hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ quan trọng này. Nguồn gốc tết Thanh minh Tết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3/3 đến mồng 5/3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất. Từ thời Lý nhân dân ta đã tiếp nhận tết Hàn thực nhưng ý nghĩa của ngày tết này đã biến đổi và mang đậm màu sắc truyền thống, phù hợp với tâm lý cũng như cuộc sống thường nhật của người dân nước Việt. Vào ngày tết Hàn thực, người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện, chỉ có điều người Việt dùng bánh trôi – bánh chay cho tết Hàn thực với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực. Vì vậy người Việt còn gọi tết Hàn thực bằng một tên gọi khác là tết bánh trôi – bánh chay.
Tục Tảo mộ
Đối với người Việt, tết Thanh minh còn là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.
Theo thông lệ từ trước đến nay, cứ sau tháng Giêng là người ta đã lo việc đắp mộ cho những người quá cố. Trước Thanh minh một ngày, để đi cúng mộ người ta đã chuẩn bị một bộ tam sinh, giấy ngũ sắc, nhang, đèn, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy... và các loại bánh trái, thức ăn, thức uống khác tùy sở thích của mỗi nhà. Bộ tam sinh dùng để tế trong các đại lễ ngày xưa là ba con vật: bò, heo, dê. Ngày nay tùy theo tập quán của mỗi địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình để làm lễ.
Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng.
Trong ngày Thanh minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình.



Ngoài tục lệ trên, người Việt Nam còn có tục lệ làm bánh trôi, bánh chay thắp hương, sau đó cả gia đình quây quần bên nhau thưởng thức hương vị đậm đà của món bánh này.

Tết Thanh minh nhắc chúng ta nhớ về quê hương, nguồn cội. Phảng phất trong bóng dáng mỗi con người là dấu ấn quê hương không dễ phai mờ theo năm tháng. Quê hương, nguồn cội chính là tài sản tinh thần vô giá đối với mỗi cá nhân chúng ta. Nếu không có điều kiện trở về quê hương trong dịp Thanh minh này, xin hãy hướng về nơi thiêng liêng ấy, bởi quê hương đi theo chúng ta suốt cuộc đời, in đậm dấu ấn trong từng nhân cách.


Phạm Đình Công và cháu Vũ Quốc Bình viếng mộ Tổ Tiên
 


Anh Vũ An Ninh khấn vái Tổ Tiên

Anh Phú và em Công bên cạnh ống thuốc Lào
 


Đường vào mộ Ông Nội Phạm Văn Nghị

 
Con cháu khấn vái trước mộ Ông Nội





Phần mộ Cụ bà (Bác) Phạm Thị Vinh

Các cháu khấn nguyện

Cháu Vũ Minh Hoạt

Chú Công và Cháu Hoạt












Anh Phú, em Công, Cháu Bình và con trai thứ Hai của anh Phú



Friday, January 25, 2013

Quê Hương Ngày Đó



Bố rời làng Quan Phố, Duy Tiên Hà Nam vào năm 1943, khi tôi về làng củ của Bố, nhìn tấm bia, trên mộ của ông Nội mất năm 1935, lúc ông Nội mất, bố chỉ mới 11 tuổi và 8 năm sau đó, năm 1943, bố rời làng ra đi vào Nam, lúc ấy bố mới 19 tuổi hai năm sau 1945, bố mới đến tận trong nam và định cư tại đây.

70 năm sau, kể từ ngày Bố rời làng Quan Phố, Duy Tiên Hà Nam và bây giờ tôi củng vừa tròn 60 tuổi lần đầu tiên về lại quê hương của Bố thật xúc động vô cùng, những ngày lớn lên tôi thường nghe bố nhắc đến, củng như ngày xưa, tôi đã nhìn thấy 1 tấm ảnh của bác Phái treo trong Album của hình gia đình, bố thường nhắc về quê hương tổ tiên miền Bắc, chinh chiến tràn lan và đất nước chia đôi năm 1954, đường về quê của bố và mẹ tôi bây giờ thật xa vời vợi.

Hồi còn bé, thỉnh thoãng tôi được nhìn những tấm bưu thiếp gữi đi từ quê bố từ Hà Nam và quê mẹ ở Quảng Bình, sau đảo chánh Tổng thống Diệm năm 1963, không còn thấy bưu thiếp nửa.
Quê của bố và mẹ đều nằm bên kia vĩ tuyến 17 và từ đó tôi không biết bố liên lạc gia đình và trao đổi tin tức nhau bằng cách nào ?  khi lớn lên tôi chỉ biết duy nhất một người Cô, em ruột của Bố ở Gò vấp là cô Vạn, cô di cư vào Nam năm 1954, và người Chị con chú bác ở Thủ Đức là Chị Bền, về phía mẹ chỉ có một người chú của Mẹ mà chúng tôi gọi là ông Ngoại, một người chị em bạn gì với mẹ ở Mủi Né còn những bà con ruột thịt khác hầu như là những người bà con xa nhưng khi vào Nam, gia đình thường lui tới nên thân thiện và coi như ruột thịt.
Những câu chuyện về bà con và gia đình, máu mủ, những ước mơ từ thưở còn bé, ao ước được Ông Bà ôm vào lòng kể chuyện cổ tích, hầu như không có trong tôi, củng như chú, bác, cậu, gì, ít bao giờ nhắc đến, khi lớn lên cuộc chiến càng ngày càng leo thang, viễn ảnh nối liền cầu Bến Hải, có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra trong đời sống của mình nên đường về quê Nội và quê ngoại xa vời vợi hầu như không bao giờ liên tưỡng hoặc nghĩ đến.
Khi viếng Mộ bà Nội lần đầu, tấm bia quá lâu, không đọc được năm của bà mất, trước đây hơn một năm, Công em trai có về quê Nội và rất quý mến tình cảm gia đình của mọi người Công đã gặp, làm lòng tôi càng thêm nao nức cho chuyến đi.

Khi đến sân bay Nội Bài, cháu Sơn, cháu đích tôn của Bác Phái ra đón và cháu nhận ra tôi ngay, ở cổng đón thân nhân, sau này cháu cho biết, cháu đã gặp tôi năm 92 trong nhà cô Vạn ở Gò Vấp, và có một lần cháu bị bệnh sốt làm kinh và tôi cho mấy viên thuốc màu đỏ, cháu uống xong và khỏi hẵn, thật sự đến bây giờ không nhớ thuốc ấy là thuốc gì ? và Cháu thì nhớ mãi cho đến ngày hôm nay, lúc ấy Sơn chỉ là một cậu bé con, bây giờ thì đã là một người đàn ông trung niên và có cơ sở làm ăn vững chải.
Đoạn đường từ Hà Nội về Hà Nam là 60 cây số chỉ hơn một giờ lái xe mà sao dài thế, thời gian như ngừng lại và qua đi thật chậm và cảm giác lúc này thật xúc động khi nhìn lại quê hương của Bố và hình dung được những ngày tháng qua, những ngày chiến tranh khói lữa, cứ mỗi nơi đến, Sơn giải thích những địa danh và âm thanh nghe quen thuộc vô cùng, những địa đã nghe và thấy  trên sách vở, trên âm nhạc, trên hình ảnh internet và nhất là những địa danh còn lưu lại trong tâm tưỡng của khói đạn bom, một thời chiến tranh đã đi qua.
Con đường quốc lộ 1A từ Hà Nội về Hưng Yên, đi ngang qua địa phận Hà Nam, từ xa  có thể nhìn thấy cổng làng Quan Phố, lòng thật là bồi hồi khó tả và Sơn hứa ngày mai sẻ cùng anh chị Ninh đưa đi thăm mộ tổ tiên và về làng củ thăm bà con, làng Quan Phố, Duy Tiên, Hà Nam cách Hưng Yên chỉ một con sông và bên bồi bên lở, quang cảnh bên đường cây xanh um, những quãng chân trời xa rộng của sông Hồng, những khoãng chiều ngang của sông thật rộng và tĩnh mịch.
Qua những khoãng đồng quê và xe vào thành phố và củng vừa đổ đến trước nhà, anh chị Ninh các con, cháu, đã có mặt tại đây từ lúc nào, đầy đủ thật xúc động vô cùng, những bà con máu mủ, ruột thịt, họ hàng quê của bố và bây giờ, tôi đã 60 tuồi, trở về thăm quê bố lần đầu, cảm giác thật xúc động và khó tả vô cùng.

Bố tôi rời quê Quan Phố, Hà Nam tính đến nay đã gần 70 năm, khung cảnh làng quê vẫn êm ả, đời sống vẫn tiếp tục anh em chúng tôi quay quần nhau ở phòng khách vui mừng trò chuyện, một chốc sau có anh Phú là con trai trưởng của Bác Phái đến, hai lít rượu đế đã hiện diện ngay trên bàn chờ đón người xa về, chị Ninh cùng các con cháu lăng xăng làm cơm, những món ăn chính danh nơi miền Bắc và là bửa cơm sum họp gia đình quê bố lần đầu tiên, thật sung sướng và vui mừng vô cùng, không khí hôm nay lành lạnh, bên ngoài mưa phùn bay lất phất, bây giờ là mùa đông và còn 5 ngày nửa là Noel, ngày hôm qua lúc còn ở Phan Thiết tôi có điện thoại nói chuyện với anh Ninh và hỏi anh đề nghị một vài món quà biếu cho các bà con trong gia đình khi thăm viếng và luôn tiện hỏi thăm thời tiết để mang hành lý, vì mỗi người xách tay lên phi cơ chỉ được 7 kí lô, cho đường bay nội địa. khi nghe thời tiết ấm áp tôi chỉ mang những áo quần mõng và nhẹ. Lúc đến Hà Nội ngày hôm sau thời tiết thay đổi, trời trở lạnh buốt, buổi tối hôm ấy khi đến nhà anh Phú ăn giổ, phải mượn cháu Sơn một áo gió để mặc, không khí lạnh, mới đúng cái lạnh mùa đông miền Bắc, cơm nước xong thay vì nghỉ trưa, chúng tôi băng qua đường thăm chị Quý, chị là con Cả của Bác Phái và nhà chị ở ngay phía trước nhà anh Ninh, Chị Quý có nét mặt giống cô Vạn như đúc có điều chị thấp hơn cô một tí. Chiều hôm ấy chúng tôi tranh thủ ra chợ Hưng Yên mua một ít trái cây và sau đó ghé qua nhà anh Phú ăn giổ, đường vào nhà anh Phú những bức tường phủ rong rêu, căn nhà anh Phú cây cối xanh um phía sân bên phải nhà có nuôi gà và cạnh đó là sân nuôi vịt. những khoảng sân trồng rau, xanh um, thật đúng cảnh của làng quê.

Hôm nay ngày giổ, các con cháu và các chị phụ giúp nấu thức ăn, các em nhỏ chơi đùa vui vẻ, hình ảnh tạo một bức tranh nhộn nhịp và vui vẻ vô cùng, buổi chiều các chàng con trai và con rể đi làm về tề tựu đầy đủ thật vui, trong bửa ăn anh Ninh giới thiệu mọi người, một đoạn ngắn Video quay vội trong hoàn cảnh thiếu ánh sáng nhưng âm thanh và hình ảnh linh động quây quần bên nhau thật ấm cúng vô cùng, không khí gia đình từ lâu vắng bóng nay lại trở về thật đầm ấm và nhẹ nhàng rồi sẻ ở lại mãi mãi, thật là một buổi tối vui và sum họp gia đình, như anh Ninh có nói gần 40 năm, mới có dịp sum họp như thế này.

Tối hôm đó về lại nhà anh chị Ninh và nghỉ đêm sáng hôm sau sẻ về thăm quê và mộ phần ông bà tổ tiên, buổi sáng chúng tôi thức dậy sớm đi ăn sáng, bún thang Hưng Yên, trên bàn ăn, đã có sẳn những cái ly nhỏ dùng cho nhâm nhi ly rượu đế, sau bửa ăn  chúng tôi đi uống cafe, Chị Ninh đi mua một ít quà vặt, củng như bông hoa và nhang đi thăm mộ và chúng tôi lên đường.

Nơi ghé đầu tiên là mộ phần ông Nội, khu đất này chỉ có 2 phần mộ. Phía trên là phần mộ của một gia đình và phần mộ phía dưới là phần mộ của Ông chúng tôi trên tấm bia ghi Phần Mộ Ông Phạm Văn Nghị tạ thế ngày 20 tháng 5 năm 1935 chúng tôi dọn dẹp sạch sẻ chung quanh. Chị Thái cắm những hoa hồng đỏ thật đẹp và anh em chúng tôi thắp nhang và khấn vái ông Nội, thật xúc động không ngờ có ngày về lại cố hương và thăm lại mộ phần của Ông Bà Tổ Tiên, sau khi thăm mộ Ông Nội xong, chúng tôi lái xe qua một khu nghĩa trang khác, thăm phần mộ Bà Nội và Cụ Cố tấm bia Bà Nội đã củ, phai nhạt và không thấy ghi năm tháng Bà mất, chúng tôi dọn dẹp và cắm hoa sau đó anh em cùng khấn vái tổ tiên, và cầu nguyện an bình cho mọi người trong gia đình, con cháu các Cụ, sau khi viếng mộ Ông Bà xong chúng tôi về làng thăm Bác Vinh và bà con trong làng. 

Con đường vào làng cây cối xanh um và thẳng hiu, bức tường thành bên đường đi, rêu xanh phủ trên những vách xi măng, Chị Câm con Bác Vinh hình như đã biết tin, chị rất vui mừng và chạy lăn xăng khi xe đổ trước cổng nhà chị là người đầu tiên chúng tôi gặp, sau đó chị cùng chúng tôi vào thăm Bác Vinh.

Bác là chị cả của Bố năm nay Bác 102 tuổi, bác sinh năm 1910 căn nhà này trong khu đất rộng một căn nhà lớn ngay chính giữa, đối diện với nhà lớn là một hồ chứa nước mưa, phía bên phải một căn nhà dùng làm nhà bếp, phía bên trái là 2 căn phòng, một phòng của Bác Vinh, một phòng kế bên và cuối là căn phòng nhỏ giống như khu vực nấu ăn, mấy cục đá kê dùng làm bếp nấu củi.
 
Chị Ninh đưa một số tiền mặt cho người con dâu của Bác Vinh và dặn dò chăm sóc Bà, lúc chúng tôi đến thăm bà khóc mừng và bảo nấu cơm cho chúng tôi ăn, khi anh em chúng tôi ở phía ngoài nói chuyện, một chốc thấy bà ra khỏi giường và ngồi trước cửa phía trước phòng bà và tiếp tục khóc kể lể, bà nói không được nhiều nên khóc cũng là cách diễn đạt những gì bà muốn nói đến mọi người, trước khi ra về tôi và chị Câm chụp một vài tấm hình lưu niệm nơi căn nhà của chị ấy.

Rời nhà bác Vinh, chúng tôi lên đường qua thăm bác Thản, bác năm nay đã 92 tuổi nhưng rất khỏe và minh mẩn, mỗi khi hỏi đến ai và dữ kiện nào Bác cho biết năm nào, tháng nào và ngày nào, bác thật khỏe không thể nào đóan bác đã 92, gia đình bác con cháu rất tươm tất và bác Vinh trong làng quê thì nghèo hơn.
  
Sau chuyến viếng thăm bác Thản, chúng tôi về ngang qua Hưng Yên để Phú con cô Vạn về quê Chú Đại, buổi trưa hôm ấy chúng tôi nhận được tin cô Vạn mất vào lúc 12:23 / 20.12.2012 cũng vừa lúc thăm xong mộ tổ tiên và bà con dưới quê của Bố.

Cô Vạn em kế của Bố

Chúng tôi trở về nhà anh Ninh, tìm chuyến bay về Sàigon, trong lúc Phú về thăm quê Chú Đại, chiều hôm ấy chúng tôi đổi được vé máy bay và 6 giờ chiều chuẩn bị lên đường đi phi trường Nội Bài và cũng tranh thủ thăm chị Đông em gái của anh Ninh trên đường ra phi trường, Cháu Họat con trai lớn của anh Ninh lái xe đưa chúng tôi ra phi trường Nội Bài, chúng tôi cố gắng đi sớm để có chút ít thì giờ ghé vào trung tâm Hà Nội, trên đường đi hơn tiếng đồng hồ, chú cháu có dịp tâm sự và trao đổi nhau kinh nghiệm của cuộc sống, thật thích thú vô cùng, trước khi đến Hồ Hòan Kiếm, cháu đã nhanh trí, hẹn với người bạn tại Hồ Hòan Kiếm chổ đậu xe và chúng tôi dùng xe máy thăm viếng Di tích lịch sử và chụp hình, một số nơi đã đến như Hỏa Lò ( Hanoi Hilton) cũng như nhà Thờ Đức Bà và Nhà Hát Lớn thành phố, một số khu vực trung tâm thành phố cấm di chuyển xe SUV nên việc xử dụng xe máy thật tiện lợi vô cùng, khõang 30 phút sau chúng tôi hẹn nhau tại một nhà hàng gần Hồ Hòan Kiếm và ăn cơm tối trước khi lên phi trường, bửa cơm thật ngon vì ai củng đói và những ly beer cụng nhau khi nâng ly và hẹn ngày tái ngộ, buổi gặp gở tuy ngắn vì thời gian gấp rút vì chúng tôi phải lên phi trường cho kịp chuyến bay nhưng mang lại nhiều lưu luyến.

Chúng tôi về đến Gò Vấp vào lúc nữa đêm và 6 giờ sáng hôm sau liệm, Cô Vạn, 3 ngày sau, ngày Noel 24.12 là đám tang của Cô. Ngày 26.12 là ngày mở cửa mả cho cô Vạn và anh em chúng tôi củng tranh thủ giao kèo xây mộ cho Cô.
khi về đến Hoa Kỳ việc xây mộ cho Cô Vạn cũng vừa hòan tất, tôi trở về Hoa Kỳ tối ngày 30 tháng 12, một ngày thật cuối năm của năm 2012.


Khúc Hát Sông Quê / Anh Thơ




Khúc Hát Sông Quê

Qua nửa đời phiêu dạt con lại về úp mặt vào sông quê
Ơi con sông dạt dào như lòng mẹ,
Chở che con qua chớp bể mưa nguồn.
Từng hạt phù sa tháng ba tháng bảy,
Từng vị heo may trên má em hồng.
Ơi con sông quê con sông quê,
Ơi con sông quê con sông quê.
Sông còn nhớ chăng như ta ngồi ngóng mẹ
Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng.
Con cá dưới sông cây trồng trên bãi
Lúa gặt rồi còn để lại rơm thơm
Cùng một bến sông con trâu đằm sông dưới
Bầy trẻ thơ tắm mát dưới thượng nguồn
Một dòng sông xanh chảy mãi đến vô cùng.

Bài Hát Yêu Thích

!.♥ Ngày ấy bên bờ sông la a nghe câu hò vĩ dặm để một đời a đi xa,để ngàn lần a nhớ mãi,ngày ấy con đò đưa tiễn,một người lữ khách qua sông người ơi sao mà sâu nặng.câu thương câu đợi câu chờ
!.♥ Nay a trở về bên dòng sông la con đò vẫn nguyên dòng sông còn đó,câu hò quê mình mộc mạc mà thương,ngày xua a mang đi khắp nẽo đường.câu hò vĩ dặm cho a đầy mơ ước
!.♥ Nay a trở về bên dòng sông la con đò vẫn nguyên dòng sông còn đó,câu hò quê mình mộc mạc mà thương ngày xưa a mang đi khắp nẽo đường,câu hò vĩ dặm a thương a thương trọn đời
!.♥ Cay gừng muối mặn đừng quên người ơi................

Tro Ve Dong Song Tuoi Tho
 
Nhớ Hà Nội
 


đêm nay đối bóng mình ta uống
rượu cũng hình như có lệ pha
đất trích Tầm Dương đưa tiễn bạn
ngàn sau còn lại khúc Tỳ Bà
xa quê mới chỉ vài trăm dặm
Bạch Lạc Thiên lòng đã xót xa
ta nhớ bỗng dưng mà nhớ quá
chùa khuya chuông đổ tiếng ngân nga...
tiếng ai chào hỏi bên hàng xóm ?
những luống hoa tươi mận Ngọc Hà
nhớ chợ Ðồng Xuân, hồ Bẩy Mẫu
em ơi, em nhớ mách giùm ta
liệu đê Yên Phụ khi trăng tỏ
vạt áo tình nhân vẫn thướt tha ?
nhiều lúc đi qua vườn Bách Thảo
tóc ai có đẫm ánh trăng ngà ?
mùa xuân mỗi độ hoa đào nở
lòng rộn ràng chăng trận Ðống Ða ?
Thê Húc, Ngọc Sơn chiều chủ nhật
Hồ Gươm, ghế đá tiếng rao quà
em về Hàng Bột, Khâm Thiên hỏi :
những bạn bè quen có nhớ ta ?
em tới Bạch Mai, ra phố Huế
mùa xuân còn vẳng khúc hùng ca
gầm cầu những kẻ nghèo xơ xác
Phúc Xá còn chăng cảnh lúc xưa
em trả lời giùm, tôi muốn hỏi
hỏi bao nhiêu nữa, cũng không vừa
mà thôi ! hãy để tôi thương nhớ
đầu bạc dù cho mái tóc thưa
Hà Nội của ta ngày trẻ lại
đường xa lòng vẫn thấy không xa


 Hà Thượng Nhân

Thursday, January 24, 2013

Cụ Bà Phạm Thị Vinh / Con Đường Làng Năm Xưa

Cụ Bà Phạm Thị Vinh









Chị Quý, Chị Đông và các con cháu ( khăn tang) và bà con thăm viếng







Chị Ninh ( Thái) con Bác Phái

Bác Thản em Bác Vinh (92 tuổi)



Con cháu họ hàng và thân hữu tiễn Bà lẩn cuối

Khu Nghĩa Trang làng Quan Phố, Duy Tiên Hà Nam 
( Mộ Bà Nội cùng trong nghĩa trang này)



Hạ Huyệt 

Nhà Tiếp Linh Gia Đình Anh Chị Ninh, Cháu Sơn  Phạm Hòa, Công và Phú thăm viếng Noel 2012

 Chị Thái và Phạm Hòa

Cháu Sơn "Đích Tôn của Bác Phái"



Mộ Bà Nội Nguyễn Thị Thao
Bác Vinh yên nghĩ cùng Nghĩa Trang với Bà Nội 
Gia Đình thăm Mộ vào Noel 2012 

 Viếng mộ Ông Nội Phạm Văn Nghị


 Chị Ninh (Thái) đang thắp hương, Công đốt vàng bạc

 Viếng Mộ Bà Nội Noel 2012
Quan Phố Duy Tiên Hà Nam 

Con Đường Làng Năm Xưa

Đường vào làng Quan Phố Huyện Duy Tiên, Hà Nam


Đường vào làng thật đẹp cây cối xanh um, con đường đất nằm yên lặng như đợi chờ bên tay phải những cánh đồng ruộng êm ã, một ngày cuối đông, con đường không rộng lắm chỉ vừa cho một chiếc xe, bức tường cao xây bằng gạch có những đọan rong rêu bao phủ, tường gạch và đất màu trắng đục đứng sừng sững hàng bao năm, phía bên trong là làng Quan Phố




Công, Phú con cô Vạn và người Bà Con trong họ 

Quà vặt về biếu bà con


Sơn con anh Phú "Bác Phái" Hòa, Phú đang điện thọai 








Con Trai của Bác Vinh ghé thăm đầu tiên 

Một trong kỹ nghệ chánh của làng là Dệt Vải và nghề Nông

Khung quay tơ





Kế đến là Nhà chị Câm con bác Vinh

Thăm nhà Chị Câm



Chị Câm con bác Vinh và Phạm Hòa


Anh Ninh con Bác Phái và Phạm Hòa

Nhà Thờ trong làng Quan Phố

Đường ra cổng làng bên trái là ruộng lúa





Ngôi Chùa trong làng Quan Phố




Chị Ninh đưa Bánh Giò cho Bác Vinh





Anh Ninh, Con dâu Bác Vinh, Chị Ninh và Phú con cô Vạn
















khu vực nấu củi và than













Bác Vinh 102 Tuổi





Bác Vinh (Chị Cả của Bố) và Phạm Hòa


Khung dệt vải kế nhà Bác Vinh





Cổng Làng Quan Phố Duy Tiên Hà Nam












 


Xa Khơi - Tân Nhàn